Nổi đẹn ở nướu răng là gì? Điều trị nổi đẹn ở nướu răng

Cập nhật ngày: 04/07/2023

Loét Aphter hay còn gọi là đẹn, nguyên nhân của tình trạng này có thể xảy ra sau 1 chấn thương hóa học hay vật lý ở khoang miệng. Nổi đẹn ở nướu răng không gây nguy hiểm, nhưng chúng ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Hãy tìm hiểu hiểu nguyên nhân và cách điều trị ngay sau đây.

nướu răng nổi đẹn, nổi đẹn ở nướu răng, nổi đẹn trên nướu răng, bị nổi đẹn ở nướu răng, bị đẹn ở nướu răng

Nổi đẹn ở nướu răng không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến cuộc sống 

Nổi đẹn ở nướu răng là gì?

Biể hiện của nổi đẹn ở nướu răng là gì? Ban đầu, đẹn ở nướu răng là một đốm trắng nhỏ, có màu vàng nhạt được bao quanh bởi một quầng đỏ, hơi mọng nước.
Sau một thời gian, chúng có thể bị vỡ ra tạo thành các vết loét có hình tròn hoặc bầu dục, to khoảng 3 – 10mm hoặc hơn, có viền trắng đục hoặc đỏ. Đẹn thường xuất hiện ở môi, má, lưỡi và nướu răng.

nướu răng nổi đẹn, nổi đẹn ở nướu răng, nổi đẹn trên nướu răng, bị nổi đẹn ở nướu răng, bị đẹn ở nướu răng

Nổi đẹn ở nướu răng là gì?

Nổi đẹn ở nướu răng không nguy hiểm, thường tự lành sau khoảng 7 – 10 ngày và không để lại sẹo. Thế nhưng, sự tồn tại của chúng ít nhiều đều ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân. Các vết đẹn có thể gây đau nhức khó chịu khi bệnh nhân ăn uống, đánh răng.

Nguyên nhân nổi đẹn ở nướu răng

Theo quan niệm dân gian, nguyên nhân hình thành đẹn ở nướu răng là do cơ thể chúng ta bị nóng hoặc ăn nhiều thực phẩm có tính nóng. Trong y học, chúng ta có thể bị đẹn do:

nướu răng nổi đẹn, nổi đẹn ở nướu răng, nổi đẹn trên nướu răng, bị nổi đẹn ở nướu răng, bị đẹn ở nướu răng

Nguyên nhân nổi đẹn ở nướu răng

  • Căng thẳng hoặc thiếu ngủ
  • Chấn thương cơ học, như bị vật nhọn, thức ăn cứng đâm trúng…
  • Thiếu chất, đặc biệt là Vitamin B, Axit Folic
  • Chất Natri Laureth Sulfate có trong một số loại kem đánh răng
  • Thay đổi nội tiết tố
  • Ảnh hưởng của một số loại thuốc như Nicorandil
  • Nhiễm khuẩn hoặc virus

Như đã đề cập ở trên, đẹn ở nướu răng thường tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày, nhiều trường hợp có thể kéo dài đến 14 ngày. Nếu sau thời gian này, các vết loét vẫn tồn tại, thậm chí có dấu hiệu nặng hơn, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám.

Nổi đẹn ở nướu răng điều trị bằng cách nào?

Hầu hết các vết đẹn nhỏ thường không cần phải xét nghiệm. Trường hợp bệnh có diễn biến phức tạp hoặc tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu, đường huyết, sinh khiết… để xác định nguyên nhân gây bệnh.
Tình trạng kéo dài khoảng 5-7 ngày sẽ tự khỏi. Bạn có thể dùng thuốc kháng viêm nhẹ (alphachoay ngậm dưới lưỡi 2 viên x 2 lần/ngày), súc miệng bằng nước muối sinh lý, không ăn đồ cay, nóng, uống nhiều nước ~ 2 lít/ngày và có thể uống thêm các loại nước sâm, nước mát, nước sắn dây.

nướu răng nổi đẹn, nổi đẹn ở nướu răng, nổi đẹn trên nướu răng, bị nổi đẹn ở nướu răng, bị đẹn ở nướu răng

Điều trị nổi đẹn ở nướu răng

Phương pháp điều trị tại nhà khi bị nổi đẹn ở nướu răng

Nướu răng bị đẹn là một bệnh không nguy hiểm, vì vậy bạn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà:

Nghỉ ngơi, thư giãn:

Nghe rất vô lý nhưng đúng vậy, trước hết bạn cần nghỉ ngơi và thư giãn. Nếu bạn quá căng thẳng, áp lực, bạn nên giành cho mình một kỳ nghỉ để thư giãn và tinh thần được thoải mái hơn.

Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết:

Thiếu chất, đặc biệt là vitamin B6, B12, axit folic, kẽm… cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn nổi đẹn ở nướu răng. Chính vì thế, việc bổ sung thực phẩm có chứa các chất này các bữa ăn hằng ngày là một điều nên làm.

Các vết đẹn thường rất nhạy cảm với nhiệt độ. Do đó, bạn nên hạn chế ăn thực phẩm cay, nóng, các món nướng và rán.

nướu răng nổi đẹn, nổi đẹn ở nướu răng, nổi đẹn trên nướu răng, bị nổi đẹn ở nướu răng, bị đẹn ở nướu răng

Phương pháp điều trị tại nhà khi bị nổi đẹn ở nướu răng

Vệ sinh răng miệng đúng cách:

Bạn nên đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày bằng bàn chải có lông mềm, kết hợp với việc sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để kiểm soát nồng độ vi khuẩn trong khoang miệng.

Súc miệng bằng nước muối:

Nước muối có tính sát khuẩn cao, giúp giảm bớt lượng vi khuẩn trong khoang miệng. Dùng nước muối sinh lý để ngậm hoặc súc miệng mỗi ngày, các triệu chứng đau nhức, khó chịu sẽ suy giảm đáng kể.

Sử dụng các nguyên liệu dân gian:

Bạn có thể sử dụng các nguyên liệu dân gian như xác trà, khế, nước ép cà chua, mật ong, cỏ mực, bột sắn, rau ngót… để xoa dịu các triệu chứng đau rát của vết đẹn trên nướu răng.
Nhưng, để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện, đặc biệt là những bệnh nhân đang dùng thuốc hoặc điều trị bệnh lý toàn thân.

Trên đây là bài viết “Nổi đẹn ở nướu răng là gì?” của Nha khoa 24h Nếu cần được tư vấn thêm bạn có thể để lại bình luận phía dưới để được tư vấn một cách nhanh chóng, chính xác nhất.

Bài liên quan:

Cách chữa sưng nướu răng khôn tại nhà dứt cơn đau trong vòng 3 phút

Đừng chủ quan nếu bị mọc mụn ở nướu răng

Viêm lợi trùm có mủ là gì?