5 tác nhân khiến răng ố vàng và cách khắc phục

Cập nhật ngày: 05/05/2020

Răng ố vàng luôn là rào cản với bạn khi giao tiếp. Những tác nhân khiến răng ố vàng lại xuất phát từ chính những thói quen hàng ngày và những thực phẩm quen thuộc với bạn. Biết được những tác nhân này chính cách phòng tránh răng bị ố vàng tốt nhất và hiệu quả nhất!

tác nhân khiến răng ố vàng, tác nhân khiến răng bị ố vàng

Những tác nhân khiến răng ố vàng là gì

Những tác nhân khiến răng ố vàng thường gặp nhất

Lớp men răng bên ngoài có màu trắng và trong suốt nên màu răng vàng bạn nhìn thấy chính là màu ngà răng bên trong. Những tác nhân khiến răng ố vàng bao gồm:

Việc vệ sinh răng miệng không khoa học

Nếu bạn lười đánh răng, đánh răng không đủ 2 lần/ngày hoặc việc chải răng sai cách, không thể làm sạch răng hoàn toàn đều có thể khiến cho màu răng xuống cấp nghiêm trọng. Ngoài ra, sự hình thành mảng bám cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến răng ố răng. Bác sĩ khuyên bạn nên chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày, kết hợp với đó sử dụng nước súc miệng với nước súc miệng diệt khuẩn để loại trừ vi khuẩn và ngăn mảng bám, vôi răng.

Chế độ ăn uống chứa nhiều acid, cồn và tác nhân gây màu

Men răng với các đường rãnh – đây là vị trí lý tưởng để vụn đồ ăn và thức uống có thể mắc kẹt trong đó. Các thực phẩm như cà phê, rượu vang, trà và các trái cây họ dâu đặc biệt chứa nhiều chromogen và axit, là những chất bám dính trên men răng gây ngả màu. Cố gắng hạn chế lượng tiêu thụ đồng thời súc miệng thật sạch với nước sau khi ăn đồ ăn thức uống nhiều axit. Quan trọng hơn cả là chải răng 2 lần mỗi ngày và đến khám nha sĩ định kỳ.

Thói quen xấu: hút thuốc lá, thuốc lào

tác nhân khiến răng ố vàng, tác nhân khiến răng bị ố vàng

Hàm răng ố vàng do hút thuốc lá

Thuốc lá chứa nicotine và nhựa thuốc lá, bám lên men răng gây ngả màu. Cai thuốc lá không chỉ cải thiện sức khỏe nói chung mà còn cả về màu răng của bạn. Đối với thuốc lào, chúng không chỉ khiến răng bị xỉn màu mà còn làm cho hơi thở của bạn có mùi hôi khó chịu. 

Răng bị thương tổn

Răng ngả vàng theo thời gian khi lớp men răng yếu dần, để lộ ngà răng bên dưới có màu sẫm hơn tạo nên lõi răng. Có thể ngăn ngừa hư tổn men răng bằng cách sử dụng ống hút để uống các loại nước có chứa chất axit, giảm ăn thức ăn nhiều axit, đồng thời chải răng, dùng chỉ nha khoa và súc miệng mỗi ngày.

Do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc kháng sinh như tetracycline và doxycycline dùng lâu dài làm răng bị biến màu. Antihistamine (thuốc dị ứng), thuốc chống rối loạn kinh và cao huyết áp cũng dẫn đến răng đổi màu. Vì thế nên nghe bác sĩ hướng dẫn trước khi sử dụng.

tác nhân khiến răng ố vàng, tác nhân khiến răng bị ố vàng

Tác dụng phụ của thuốc cũng là nguyên nhân khiến răng ố vàng

Răng ố vàng phải làm sao?

Trong tất cả các trường hợp răng ố vàng, các trường hợp tẩy trắng răng tại nhà không đem lại bất cứ hiệu quả nào. Bạn cần đến một phương pháp tẩy trắng răng mang tính hiệu quả cao hơn. Laser Whitening là một lựa chọn thích hợp cho bạn.

Đây là công nghệ tẩy trắng răng hiệu quả nhất hiện nay khi kết hợp sức mạnh tẩy trắng của thuốc tẩy trắng răng hiện đại với sức mạnh hoạt hóa của ánh sáng laser. Màu răng của bạn sẽ sáng lên khoảng 5 – 8 tone so với màu răng cũ và duy trì được khoảng 5 năm nếu bạn có chế độ chăm sóc răng tốt và tránh xa những tác nhân khiến răng ố vàng.

Tại Nha khoa Nevada, rất nhiều khách hàng đã thực hiện thành công tẩy trắng răng với công nghệ Laser Whitening:

tác nhân khiến răng ố vàng, tác nhân khiến răng bị ố vàng

tác nhân khiến răng ố vàng, tác nhân khiến răng bị ố vàng

Khách hàng thực hiện dịch vụ tại Nha khoa Nevada

Lưu ý: hiệu quả khác nhau trong từng trường hợp cụ thể

Nếu bạn cần tư vấn thêm về các tác nhân khiến răng ố vàng và công nghệ tẩy trắng răng Laser Whitening, bạn có thể liên hệ đến hotline 18002045 để kết nối trực tiếp với bác sĩ nha khoa!