Trường hợp nào có thể trám răng? – Bác sĩ nha khoa giải đáp

Cập nhật ngày: 03/02/2020

Trám răng là giải pháp phục hình răng đơn giản, tiết kiệm và được sở dụng phổ biến trong nha khoa thẩm mỹ. Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết cho bạn những trường hợp nào có thể trám răng và đặc điểm của phương pháp này.

1/ Trường hợp nào có thể trám răng?

trường hợp nào có thể trám răng

Trường hợp nào có thể trám răng

Trường hợp nào có thể trám răng là thắc mắc của rất nhiều người. Trong nha khoa, trám răng được thực hiện trong những trường hợp sau:

+ Răng sâu nhẹ, chưa ảnh hưởng quá nhiều đến ngà răng và tủy răng bên trong.

+ Răng thưa, hở kẽ nhẹ

+ Răng bị mòn mặt nhai

+ Men răng yếu, thường xuyên bị ê buốt khi ăn nhai

+ Thay thế những chỗ trám răng đã bị sứt mẻ hoặc bong bật

trường hợp nào có thể trám răng

Trám răng trong trường hợp răng sâu nhẹ

2/ Trám răng bằng vật liệu nha khoa nào?

Ngoài việc trường hợp nào có thể trám răng, rất nhiều người còn có chung thắc mắc về vật liệu trám răng. Hiện nay, vật liệu trám răng đa dạng cả về chất liệu, màu sắc và giá thành. Có 4 loại phổ biến dưới đây:

+ Chất liệu trám Amalgam (bạc): Đây là hỗn hợp bao gồm bạc, thiếc, đồng, thủy ngân và kẽm. Vật liệu này mang tính truyền thống nhất và có độ bền cao, chịu lực tốt, giá thành cũng rẻ. Tuy nhiên, tính thẩm mỹ của vật liệu này không được cao, dễ lộ nên chỉ thường sử dụng để trám ở những vị trí răng khó nhìn như trám răng hàm.

trường hợp nào có thể trám răng

Chất liệu trám amalgam có tính thẩm mỹ kém do không có màu đồng nhất với màu răng

+ Chất liệu xi măng nha khoa: Chất liệu có màu sắc gần giống với răng thật, đặc biệt có chứa flour chống sâu răng và tính bám dính cực cao. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là chịu lực kém, không chống mòn nên thường chỉ sử dụng để trám ở vị trí cổ răng –  nơi dễ bị sâu răng và ít phải chịu tác động của ngoại lực.

+ Chất liệu Composite: Đây là vật liệu trám răng mới nhất hiện nay. Chúng được cải tiến về tính thẩm mỹ so với chất liệu amalgam, có màu sắc tương đồng với răng thật nên thường được sử dụng để trám ở vùng răng dễ nhìn thấy như răng cửa. Tuy nhiên, vẫn có những nhược điểm nhất định như: độ bền kém, lực nhai không cao, dễ bị bong tróc và giá thành khá cao.

+ Chất liệu trám sứ (kỹ thuật trám Inlay – Onlay): Kỹ thuật trám Inlay – Onlay là một trong những cải tiến trong nha khoa mang tính ứng dụng rất cao. Kỹ thuật này có thể sử dụng trong những trường hợp răng bị sứt mẻ lớn, sâu lớn hay thưa nhiều. Chúng đảm bảo cả về tính thẩm mỹ, tính bền chắc, khả năng ăn nhai và khả năng chống bám bẩn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang tính ứng dụng cao nhất cho vùng răng hàm.

trường hợp nào có thể trám răng

Kỹ thuật trám Inlay – Onlay sứ đang rất thịnh hành hiện nay

+ Chất liệu vàng: Cũng như trám bạc, trám vàng cũng mang tính thẩm mỹ kém nhưng nhìn sang trọng hơn và có tính bền chắc cao, đảm bảo ăn nhai tốt. Chất liệu có giá thành cao và mất nhiều thời gian hơn (thông thường bạn sẽ phải đến nha khoa ít nhất 2 lần). Tuy hiếm gặp những cũng đã từng ghi nhận những trường hợp có hiện tượng sốc mạ – sự tương tác giữa kim loại và nước bọt gây ra tích tụ dòng điện và khiến bạn cảm thấy những cơn đau nhói.

Mỗi loại đều có những ưu, nhược điểm của riêng mình. bạn có thể lựa chọn vật liệu trám mà mình cảm thấy phù hợp hoặc nhờ vào sự tư vấn của bác sĩ lựa chọn loại chất liệu tốt nhất với tình trạng của mình.

Để được tư vấn cụ thể về việc trường hợp nào có thể trám răng và lựa chọn vật liệu trám răng phù hợp với mình, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline 18002045 để kết nối trực tiếp với bác sĩ nha khoa!